T2 - T7 8:00 AM - 18:00 PM
contact@logsik.com

02873 049090
02866 809 879

133 Chu Văn An, P.26,
Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Top
nen-kinh-te-xanh

Chuyển đổi xanh: Hướng đi mới cho phát triển kinh tế bền vững

Tương lai phát triển của nhân loại                                                          

Sáng ngày 30/9, diễn đàn “Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững” đã được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện Techconnect and Innovation Vietnam 2023. Diễn đàn thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ và kinh tế.

Tại diễn đàn, các doanh nghiệp đã chia sẻ những câu chuyện thực tế về việc áp dụng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh trong hoạt động kinh doanh của mình.

1. Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là gì?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là hai xu hướng phát triển tất yếu của thế giới ngày nay. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực xã hội, kinh tế và môi trường mang lại nhiều lợi ích to lớn.

Với chuyển đổi số không đơn thuần là áp dụng công nghệ, yêu cầu tiên quyết là thay đổi quy trình nội bộ, quy trình giải quyết công việc, hướng tới mục tiêu nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm dịch vụ mới.

Còn về chuyển đổi xanh, không chỉ là công nghệ hướng tới môi trường; mà còn là thay đổi cả quy trình sản xuất – kinh doanh hướng tới nâng cao tính hiệu quả hoạt động. Mục tiêu thứ hai là giảm phát thải, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

2. Ứng dụng công nghệ vào nhiều lĩnh vực khác nhau

Chuyển đổi số là quá trình ứng dụng công nghệ số vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, từ sản xuất, kinh doanh, quản lý đến giáo dục, y tế,… Trong đó các ngành văn hóa, kinh tế và môi trường, chuyển đổi số mang lại những lợi ích to lớn sau:

Trong ngành văn hóa:

  • Thúc đẩy sáng tạo và phát triển văn hóa: Công nghệ số giúp các nghệ sĩ, nhà sáng tạo có thể dễ dàng chia sẻ tác phẩm của mình với khán giả trên toàn thế giới.
  • Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) được sử dụng trong các bảo tàng, triển lãm để tái hiện các di tích lịch sử, văn hóa một cách chân thực và sống động.

cong-nghe-AR-cho-nganh-du-lich

  • Công nghệ blockchain được sử dụng để bảo vệ bản quyền tác phẩm văn hóa.
  • Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa: Công nghệ số giúp lưu trữ và quản lý các di sản văn hóa một cách hiệu quả.
  • Phát triển du lịch văn hóa: Công nghệ số giúp quảng bá và thu hút khách du lịch đến với các địa danh văn hóa.

Trong ngành kinh tế:

  • Nâng cao năng suất lao động: Công nghệ số giúp tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh bằng phần mềm quản lý, từ đó nâng cao năng suất lao động.

chuyen-doi-so-nong-nghiep

  • Công nghệ dữ liệu lớn (big data) được sử dụng để phân tích hành vi khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả hơn.
  • Robot được sử dụng trong các nhà máy để tự động hóa các quy trình sản xuất.
  • Công nghệ blockchain được sử dụng để thanh toán trực tuyến một cách an toàn và bảo mật.
  • Mở rộng thị trường: Công nghệ số giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới.

Trong ngành môi trường:

chuyen-doi-xanh

  • Bảo vệ đa dạng sinh học: Công nghệ số giúp theo dõi và bảo tồn các loài động thực vật hoang dã.
  • Công nghệ sensor được sử dụng để giám sát chất lượng không khí, đất, nước,…
  • Công nghệ năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió,… được sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo được sử dụng để phát triển các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học.

Vì thế các doanh nghiệp nên áp dụng nhiều công nghệ, ứng dụng số hóa, phần mềm bán hàng và chăm sóc khách hàng, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo lộ trình phù hợp. Đồng thời, ứng dụng quản trị hoạt động trong ngành giao nhận vận chuyển giúp giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường và tăng được năng suất làm việc.

Kết luận

Nếu như không chuyển đổi số và chuyển đổi xanh:

  • Các nhà máy sản xuất tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch để đốt cháy, gây ra ô nhiễm không khí và khí nhà kính.
  • Các phương tiện giao thông vận tải thải ra khí thải gây ô nhiễm không khí.
  • Các hoạt động nông nghiệp sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu để tăng chất lượng sản phẩm nhất thời, nhưng gây ô nhiễm đất và nước.

Và để bước sang việc chuyển đổi xanh đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện tổng hòa các giải pháp như tuyên truyền, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy công nghệ mới, phát triển ngành dịch vụ môi trường, xây dựng ý thức con người… Mong cho Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể tiên phong trong khu vực về tăng trưởng xanh, phục hồi xanh, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới.

Share
No Comments

Post a Comment